Nho Quan (Ninh Bình): Xưởng tái chế nhựa "đầu độc" khu dân cư

Nằm ngay trong khu dân cư đông đúc, thế nhưng đã 10 năm nay xưởng tái chế nhựa của ông Hoàng Văn Mãn ở thôn Yên Ninh, xã Yên Quang, huyện Nho Quan (Ninh Bình) vẫn ngang nhiên hoạt động gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, bức xúc kéo dài trong dư lu


10 năm sống trong ô nhiễm

Ông Vũ Văn Lâm ở thôn Yên Ninh, xã Yên Quang, nhà ngay sau xưởng tái chế nhựa bức xúc cho biết: Xưởng tái chế nhựa này của ông Hoàng Văn Mãn cùng thôn, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2007, đến nay đã 10 năm, xưởng này chuyên về tái chế dép, ủng, dây bơm. Các xe chở nguyên liệu đều chở vào buổi tối. Các loại nhựa chuyển về được phân loại và cho vào máy băm nhỏ, tẩy rửa sau đó cho vào lò nấu. Xưởng hoạt động từ sáng sớm đến tối khuya, người dân nhiều lần phản ánh thì nay họ giảm xuống hoạt động từ 10 – 15 tiếng/ngày.

Cơ sở tái chế, sản xuất nhựa của hộ ông Hoàng Văn Mãn hành dân suốt 10 năm nay
Cơ sở tái chế, sản xuất nhựa của ông Hoàng Văn Mãn hành dân suốt 10 năm nay

Vì nằm giữa khu dân cư nên mỗi khi xưởng hoạt động là tiếng ồn ào, tiếng máy móc chát chúa phát ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Nguy hiểm hơn là thứ mùi khét, mùi nhựa cháy khi tái chế, thứ mùi này là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với gần 40 hộ dân chúng tôi tại đây suốt chục năm qua. Khi bị hít phải mùi này thì đa số sẽ bị ho, buồn nôn, cổ họng rát, nhức đầu. Thế nên, nhiều nhà phải đóng kín cửa suốt cả ngày, đêm nhưng cũng chỉ giảm thiểu được vài phần.

Mặc dù xây tường bao kín nhưng mùi khét khó chịu vẫn phát tán nồng nặc ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân
Mặc dù xây tường bao kín nhưng mùi khét khó chịu vẫn phát tán nồng nặc, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân

Cùng chung bức xúc đó, ông Hoàng Văn Lung ở thôn Yên Ninh cho biết thêm: Xưởng này thường hoạt động từ 5h sáng đến 22h đêm mới nghỉ, công nhân chừng 10 – 20 người. Mấy năm gần đây, ông Mãn lại tiếp tục lắp thêm máy móc tái chế nhựa, tăng công suất nên mức độ ô nhiễm ngày càng tăng. Ngoài mùi và tiếng ồn thì nước thải từ trong xưởng chảy ra cống thoát nước chung của khu dân cư có màu khác thường kèm theo vô số mảnh nhựa đã bị băm nhỏ chảy ra ngoài môi trường. Cống nước này sát ao cá của gia đình chúng tôi và mới đây cá chết trắng ao đã gây thiệt hại không hề nhỏ.

"Đã 10 năm nay, người dân chúng tôi nhiều lần kiến nghị, phản ánh nhưng dường như bị chính quyền đưa vào “ngõ cụt”, xưởng tái chế nhựa ngày càng bành trướng, thậm chí tăng cả công suất còn ô nhiễm thì người dân càng lãnh đủ", ông Lung nói.

Không vấn đề gì?

Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường chiều ngày 09/10 về việc người dân phản ánh xưởng tái chế nhựa của ông Hoàng Văn Mãn gây ô nhiễm môi trường, ông Lê Trọng Định – Chủ tịch UBND xã Yên Quang cho rằng: “Không có vấn đề gì, cơ quan của Sở TN&MT mang máy móc lên kiểm tra đột xuất, thông báo kết quả là tất cả bình thường”?

Cống nước thải của xưởng tái chế nhựa thải ra ngoài môi trường
Cống nước thải của xưởng tái chế nhựa thải ra ngoài môi trường

Khi PV đề nghị tiếp cận các kết quả kiểm tra và các hồ sơ liên quan thì ông Lê Trọng Định cho biết: “Cấp trên chỉ đạo phải có ý kiến của huyện thì mới trả lời và cung cấp thông tin. Tất cả hồ sơ, thủ tục, văn bản giấy tờ chúng tôi đã báo cáo huyện rồi nên anh em về huyện thì sẽ trao đổi từ huyện."

Theo tìm hiểu của PV, ngày 14/11/2016, Phòng TN&MT cùng các phòng chức năng huyện Nho Quan và UBND xã Yên Quang (có cả ông Lê Trọng Định – Chủ tịch UBND xã) đã tiến hành kiểm tra, biên bản làm việc ghi rõ: “Cơ sở thu mua, tái chế, sản xuất dép nhựa hoạt động từ năm 2007, năm 2015 cơ sở thực hiện đề án BVMT được UBND huyện xác nhận tại văn bản số 01 ngày 11/02/2015. Tuy nhiên, chủ cơ sở trong quá trình hoạt động không thực hiện các giải pháp BVMT gây ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư xunh quanh”.

Nhựa tái chế bày la liệt trong xưởng (ảnh người dân cung cấp)
Nhựa tái chế bày la liệt trong xưởng (ảnh người dân cung cấp)

Biên bản kết luận: “Việc cơ sở sản xuất dép của gia đình ông Hoàng Văn Mãn có gây ô nhiễm môi trường là đúng”. Đề nghị cơ sở có biện pháp xử lý khí thải, tiếng ồn của cơ sở đảm bảo quy chuẩn môi trường, thời gian khắc phục hệ thống xử lý môi trường đến ngày 31/12/2016. Trong thời gian tới chủ cơ sở lên phương án tìm vị trí xây dựng cơ sở ra khỏi khu dân cư.

Việc ô nhiễm là có thật tại sao lãnh đạo xã lại cho rằng không vấn đề gì? Và vì sao một xưởng sản xuất mọc giữa khu dân cư không đảm bảo các quy định của pháp luật, hành dân suốt 10 năm qua nhưng lại vẫn mặc nhiên sản xuất? Phải chăng chính quyền địa phương đang “ưu ái” cho xưởng tái chế nhựa này?

Rất mong cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm vấn đề trên, mang lại niềm tin cho nhân dân.

Bài & ảnh: Anh Tú


Tag : 


Các bài viết khác

Dat xe
Dat xe
1