Chấm dứt nạn hút mật gấu: Khó cán đích
- Sự kiện 3 con gấu ngựa sau gần 20 năm bị nhốt trong lồng ở phường Ninh Phong (Ninh Bình) để phục vụ mục đích thương mại được “giải cứu” đưa về trang trại bảo tồn ở Ninh Bình mới đây cho thấy, cấp thiết phải xóa xổ nạn hút mật để bảo tồn loài vật nà
|
Các cá thể gấu khỏe mạnh sau khi được giải cứu |
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) cho biết, tiêu thụ mật gấu không chỉ tàn nhẫn và trái pháp luật, mà còn khiến số lượng gấu trong tự nhiên sụt giảm. Cộng đồng đã lên tiếng phản đối hành động tiêu thụ mật gấu và nótrở nên lỗi thời là điều tất yếu.
ENV cũng chỉ ra tại báo cáo điều tra xã hội học cho thấy, có tới 22% người Việt Nam từng sử dụng mật gấu, Hà Nội có tỷ lệ sử dụng mật gấu cao hơn nhiều so với Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Hà Nội có tới 35% số người được hỏi đã sử dụng mật gấu, trong khi con số ở TP. Hồ Chí Minh là 16% và Đà Nẵng là 15%.
Hoạt động khai thác mật gấu tồn tại ở Việt Nam bất chấp luật pháp ngăn cấm vì rất nhiều nguyên nhân, trong đó, có quan niệm rằng chích hút và sử dụng mật gấu không phải là một hành động trái đạo đức, xuất phát từ truyền thống văn hóa và quan niệm lâu đời về công dụng chữa bệnh của mật gấu. Nhiều người nghĩ rằng mật gấu chữa bách bệnh nên dùng thường xuyên. Nhưng trên thực tế, dùng mật gấu quá liều có thể gây suy thận, suy tim.
Ở Việt Nam, có hai loại đang được nuôi ở là gấu ngựa và gấu chó. Trong đó, gấu ngựa là loại đang được nuôi phổ biến vì có hàm lượng kháng viêm ursodeoxycholic axit (UDCA) cao. Theo pháp luật Việt Nam, cả hai loài này đều được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao nhất, thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Việc săn, bắn, bẫy, tàng trữ, giết mổ, buôn bán hay quảng cáo gấu và các sản phẩm từ gấu đều là những hành vi vi phạm pháp luật.
Mặt khác, gấu còn được liệt kê trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Mọi hành vi vi phạm liên quan đến gấu, tùy theo mức độ nghiêm trọng và tang vật có thể bị xử phạt hành chính lên đến 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP và Nghị định 179/2013/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự lên đến 7 năm tù giam (Điều 190 Bộ luật Hình sự 1999 - sửa đổi bổ sung năm 2009). Ngoài ra, gấu được bảo vệ theo Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES.
Luật quy định rõ, song, các cơ quan chức năng khi phát hiện gấu nuôi nhốt trái phép vẫn còn thiếu sự quyết tâm và cam kết lâu dài để xử lý vi phạm theo đúng tinh thần của luật pháp bảo vệ động vật hoang dã.
Chính vì thế, các nhà bảo tồn cho rằng, các nỗ lực bảo vệ gấu đòi hỏi phải xóa sổ “ngành công nghiệp” khai thác mật gấu. Kế hoạch xóa bỏ tình trạng nuôi nhốt gấu thông qua tiêu hao về số lượng là bước đi đầu tiên rất quan trọng và cấp bách trên chặng đường dài này. Sự kiểm chứng những cam kết này nằm ở những nỗ lực tăng cường luật pháp và thực thi pháp luật, có như vậy, mới giúp xóa dần đi nhu cầu sử dụng mật gấu hiện tại.
Cam kết chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật
Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NN&PTNT) và Tổ chức Động vật Châu Á đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với mục tiêu chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật và bảo tồn số lượng gấu còn lại trong tự nhiên.
Hai bên sẽ cam kết hợp tác và phối hợp cùng với các bên liên quan tăng cường quản lý bảo tồn gấu trên phạm vi toàn quốc thông qua các hoạt động: hoàn thiện chính sách bảo tồn; truyền thông và tăng cường thực thi pháp luật về quản lý, giám sát hoạt động nuôi gấu; tăng cường năng lực của các trung tâm cứu hộ gấu; tổ chức nghiên cứu, truyền thông và các hoạt động khác nhằm bảo tồn gấu trong tự nhiên.
|
Phương Anh
NGUÔN BÁO TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Tag :
Các bài viết khác