SỐC: Xuất hiện cổng làng “Vạn Hạnh – Trung Quốc” ngay giữa Việt Nam: Chấp nhận được không?
Không hiểu các lãnh đạo, cán bộ văn hóa thôn nghĩ gì khi dựng cái cổng làng với tên thế này? Vẫn biết là không sai nhưng mà phản cảm và nhạy cảm quá. Chẳng biết có bị đổi tên không? Nếu có gộp tên thì sao không đặt là Vạn Trung có phải hơn không? Người ta lại tưởng làng Vạn Hạnh của Trung Quốc.
Dựng cổng làng đề tên
Ngày xưa xóm 11 (Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An) gồm 2 làng Vạn Hạnh và làng Trung Quốc. Nó xưa đến nỗi mà ông bà của các cụ 80-90 tuổi sống ở thời đó mới biết. Gần đây, xóm xây cái cổng chào và đề bảng tên thế này. Không biết bao lâu nữa, tên làng có bị đổi không?
Nguồn: Vitalk
“Phố Trung Quốc” ở Đà Nẵng bao vây căn cứ sân bay quân sự
Gần 10 nhà cao tầng đã được xây dựng trong số hàng trăm lô đất nghi rơi vào tay người Trung Quốc ở Đà Nẵng, khiến khả năng phòng thủ và tấn công của sân bay Nước Mặn bị tê liệt.
Các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đã khoanh vùng hàng trăm lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn) vào diện nghi vấn. Trong ảnh: Bản đồ phân lô các biệt thự gần sân bay Nước Mặn.
Trong hồ sơ, đây là những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc. Trong ảnh: Bên phải là sân bay Nước Mặn còn phía đối diện là các khu biệt thự của người nước ngoài.
Trao đổi với Zing.vn, các tướng lĩnh quân đội về hưu đều tỏ ra lo lắng vì đây là vùng “nhạy cảm” liên quan đến an ninh quốc phòng.
Chỉ cách các lô đất một bức tường cao khoảng 3 m là sân bay Nước Mặn. Mặc dù nơi này đã được một đơn vị tư nhân thuê làm du lịch, nhưng trên thực tế nó vẫn là sân bay quân sự và thuộc quyền quản lý của Vùng 3 Hải quân.
Sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 – 20 tầng. Chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay. “Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội”, thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 lo lắng.
Còn đại tá Nguyễn Lành – nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 375 – Quân chủng Phòng không không quân, cho biết: “Tuyệt đối không được để cho bất cứ cá nhân, đơn vị nào xây dựng các tòa nhà cao hơn 12 m sát sân bay”.
Theo đại tá Lành, việc xây các khách sạn sát sân bay như thế này sẽ vô hiệu hóa sức tấn công, phòng thủ của tên lửa, pháo phòng không; việc cất hạ cánh các máy bay chiến đấu cũng không thực hiện được.
“Theo quan sát của tôi, ở ngay sát sân bay có nhiều tòa nhà cao khoảng 50 m thì xem như sân bay Nước Mặn đã bị tê liệt, không còn khả năng tấn công, phòng thủ tuyến đường ven biển Đà Nẵng”, ông Lành nói.
Nhiều chuyên gia quân sự khác cũng nói rằng, cách tốt nhất là chính quyền Đà Nẵng có giải pháp thu hồi lại các lô đất nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc. “Đất ở sát sân bay, không được bán cho bất cứ ai. Nếu rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm. Tuyệt đối không để họ xây khách sạn, lấy vợ sinh con và thành lập phố Tàu ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng”, thiếu tướng Trần Minh Hùng nói.
Đây là một khách sạn 5 sao cao khoảng 30 tầng do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shores (có giám đốc là người Trung Quốc) thực hiện. Dự án này chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 50 m.
5 năm trước, Công ty Silver Shores khánh thành, đưa vào hoạt động khu du lịch quốc tế với tổ hợp khách sạn 5 sao cùng khu vui chơi giải trí có thưởng (casino) chỉ dành cho người nước ngoài. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người Trung Quốc làm việc.
Sau khi xây khách sạn ở sát sân bay, họ chỉ đón tiếp khách du lịch người Trung Quốc. Còn các cá nhân người Việt vào đây thì nhân viên đều đưa ra lý do hết phòng.
Biển hiệu của các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có chữ Trung Quốc và các ký tự bằng số rất lạ. Nhiều người lo ngại nếu chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn thì trong tương lai không xa, ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng sẽ xuất hiện phố Trung Quốc.
Để kiểm chứng những hoài nghi trên, phóng viên đã ghé vào một quán massage thì ngay lập tức bị mời ra ngoài.
Cổng sân bay Nước Mặn.
Nguồn : Soha.vn
Có một “khu phố Trung Quốc” xuất hiện cách Thủ đô Hà Nội 10km
Những biển hiệu dày đặc chữ tượng hình treo khắp phố, chỉ những người biết tiếng Trung mới có thể hiểu.
Dọc con đường từ Đồng Kỵ đến xã Hương Mạc, có thể dễ dàng bắt gặp những biển hiểu dày đặc tiếng Trung Quốc
Chỉ cách Hà Nội khoảng 10km nhưng khi đến các khu phố phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, Hương Mạc (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), người ta sẽ có cảm giác như đi lạc vào khu phố của người Trung Quốc.
Những biển hiệu in đan xen chữ tiếng Việt “khiêm tốn”, còn tiếng Trung dày chi chít. Thậm chỉ nhiều tấm biển quảng cáo khổ lớn chỉ toàn tiếng Trung.
Theo người dân địa phương, các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề hầu hết xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc cũng đến làng nghề nên để biển hiệu như vậy để dễ giao dịch.
Những biển hiệu quảng cáo ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc địa phận thôn Kim Bảng, xã Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) toàn chữ Trung Quốc với vị trí, kích cỡ đều vi phạm luật quảng cáo.
Đứng cạnh một biển hiệu đỏ chóe, cao quá đầu, dày đặc chữ Trung Quốc, bà Nguyễn Kim Tuyến (60 tuổi, Kim Bảng, Hương Mạc, Từ Sơn) phần trần:
“Tấm biển này của một công ty vận tải Trung Quốc. Họ xin để nhờ để quảng cáo. Tôi nhìn không thấy chữ tiếng Việt nào cũng nghịch mắt nhưng lại nghĩ hoạt động của họ cũng góp phần cho công việc buôn bán của người dân làng nghề. Vì vậy tôi đồng ý cho họ để trước cửa”.
Được biết, đây không phải là lần đầu xuất hiện các tấm biển này, năm 2013, sau khi báo chí phản ánh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Ninh yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ hàng trăm biển hiểu ở Đồng Kỵ, Phù Khê và Hương Mạc.
Biển quảng cáo của một công ty vận tải Trung Quốc dựng tại nhiều địa điểm ở Hương Mạc
Bà Tuyến cho hay những sản phẩm của làng nghề đều xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc sang đây nên người dân đặt biển cho tiện giao dịch
Một cửa hiệu mỹ phẩm, túi xách ở xã Phù Khê
Biển hiệu quán ăn
Đến Phù Khê, Hương Mạc người ta có cảm giác như lạc vào một khu phố người Trung Quốc
Những tấm biển dán từ đường lớn đến ngõ nhỏ
Một số hộ kinh doanh còn đặt biển kiên cố, cầu kỳ viết chữ Trung Quốc.
Theo điều 18 (luật Quảng cáo 2012) quy định việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định cụ thể: Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.