Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát, chỉ đạo cứu hộ đê tại Ninh Bình

Trước diễn biến mưa lũ phức tạp, ngày 12-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hủy các cuộc làm việc tại TP Hải Phòng, trực tiếp về tỉnh Ninh Bình thị sát đập tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc (huyện Gia Viễn), chỉ đạo ứng phó với ngập lụt, bảo vệ an toàn đê đi


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát khu vực bị ngập lụt tại tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)

Trước diễn biến mưa lũ phức tạp, ngày 12-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hủy các cuộc làm việc tại TP Hải Phòng, trực tiếp về tỉnh Ninh Bình thị sát đập tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc (huyện Gia Viễn), chỉ đạo ứng phó với ngập lụt, bảo vệ an toàn đê điều.

Tại đập tràn Lạc Khoái, Thủ tướng đã nghe lãnh đạo tỉnh Ninh Bình báo cáo về công tác chống lũ, phương án ứng phó với tình huống có thể xảy ra. Thủ tướng đã trực tiếp đi ca-nô trên sông Hoàng Long để thị sát tình hình lũ. Sau khi đi thị sát, Thủ tướng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh ngay tại nhà vận hành đập tràn Lạc Khoái. Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cho biết, năm nay, mực nước sông trên địa bàn dâng cao đến mức 5,53 m, cao nhất trong hơn 30 năm qua (vượt đỉnh năm 1985 là 5,23 m). Tối 11-10, tỉnh đã tổ chức di dân, xử lý các điểm sạt lở. Nếu mực nước sông lên 10 cm nữa, sẽ tiến hành phương án xả lũ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần chủ động của tỉnh trong việc hạn chế thiệt hại, chỉ đạo di dân, chủ động phương án phân lũ, theo dõi sát tình hình, có căn cứ khoa học chưa phá đê xả lũ khi mực nước đã dâng hơn 5,5 m. Ðến nay, phương án này được xem là sáng suốt, làm giảm thiệt hại cho người dân.

Nhận định nguy cơ mưa lớn vẫn còn khi áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão, kết hợp gió mùa đông bắc tràn về, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh tiếp tục theo dõi sát tình hình thời tiết, trực ban 24 giờ, thành lập ban chỉ huy ngay tại đập tràn, tổng kiểm tra, gia cố hệ thống đê điều hiện đã no nước, có nguy cơ thẩm thấu. Ðây là điều rất quan trọng, bởi nước dâng 5 đến 10 cm nữa là báo động đỏ, cần kiên quyết di dân khỏi vùng nguy hiểm, tiến hành cưỡng chế di dời khi cần thiết.

Theo báo cáo sơ bộ của huyện Gia Viễn, mưa lũ đã làm cho 1.700 ha lúa của huyện bị ngập úng, có 200 ha bị mất trắng; 153,7 ha rau màu bị hư hại; 520 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập; lũ cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm; 853 ngôi nhà bị ngập, trong đó có 600 ngôi nhà ở thôn Kênh Gà ngập hoàn toàn; sạt lở 2 km kênh cứng, 6 km kênh nội đồng, 45 m kênh ven đê (Gia Hòa) và 30 m đê (Gia Vân); vỡ hai đập tràn đất ở Gia Hưng,... Dự báo mưa vẫn chưa dứt, mực nước tại Hưng Thi còn lên cao, do vậy lũ trên sông Hoàng Long vẫn còn khả năng tiếp tục lên. Trong trường hợp mực nước tại Bến Ðế đạt 5,3 m thì phải xả tràn Lạc Khoái nhằm bảo đảm an toàn cho các tuyến đê vùng hạ lưu, nhất là đê tả Hoàng Long. Khi xả tràn cứu đê, 12 xã của hai huyện Gia Viễn (bốn xã Gia Phong, Gia Minh, Gia Sinh, Gia Lạc) và Nho Quan (tám xã Thượng Hòa, Sơn Thành, Thanh Lạc, Sơn Lai, Quỳnh Lưu…) với khoảng hơn 200 nghìn người dân sẽ bị ảnh hưởng.

Trước đó, vào tối 11-10, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình Ðinh Văn Ðiến đã ký lệnh di dân ở một số xã thuộc hai huyện Nho Quan và Gia Viễn. Ðến 22 giờ cùng ngày, toàn bộ hơn 15 nghìn hộ dân với hơn 60 nghìn người của 12 xã thuộc hai huyện đã được di dời đến nơi an toàn, số gia súc, gia cầm và tài sản cần thiết được sơ tán đến vùng cao bảo đảm an toàn. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu hai huyện Nho Quan, Gia Viễn và các đơn vị liên quan sẵn sàng phương án xả tràn khi có lệnh. Tỉnh đã phát lệnh "hộ đê toàn tuyến", 23 giờ đêm 11-10, tỉnh đã họp khẩn các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cùng lãnh đạo hai huyện Gia Viễn và Nho Quan tìm phương án tốt nhất cho người dân. Sau khi bàn bạc, các thành viên đã thống nhất cố gắng giữ tràn đến cao trình 5,5 đến 5,6 m, yêu cầu các đơn vị phân công người thường xuyên tuần tra canh gác các tuyến đê để kịp thời xử lý tình huống phát sinh. Hiện tại, 38 hồ đập ở huyện Nho Quan đã tràn bờ, vùng núi có nguy cơ sạt lở đất cao. Tràn Ðức Long - Gia Tường (Nho Quan) cũng đã được tính phương án xả tràn để hạ mức nước lũ sông Hoàng Long, tránh vỡ đê. Nếu xả tràn này, người dân các xã Ðức Long, Gia Tường, Gia Thủy, Lạc Vân sẽ phải sơ tán,...

 

PV

 
Nước lũ kỷ lục ở Ninh Bình Đợt mưa lớn khiến nước dâng kỷ lục ở Ninh Bình. Người dân cho biết họ không kịp trở tay.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 1
Trong 3 ngày từ 9-11/10, lượng mưa tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình lên đến 400 mm. Trong đó, riêng ngày 11/10, lượng mưa đạt 180 mm gây ngập nhiều khu vực.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 2
Mưa lớn làm nước sông Hoàng Long đến mức 5,53 m, cao nhất trong hơn 30 năm qua (vượt đỉnh năm 1985 là 5,23 m). Tại nhiều điểm, nước sông đã gần bằng mặt đường.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 3
Những khu vực ngoài đê sông Hoàng Long bị ngập nặng.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 4
Ông Tiến (70 tuổi) ở xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, cho biết nhà ông đã bị ngập lên đến gần mái nên phải di chuyển đến nhà con để tránh lũ.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 5
Nước ngập gần tới cầu Đen, cạnh chùa Bái Đính. Hiện các con đường vào chùa đã bị ngập, chỉ có những ôtô gầm cao mới có thể đi qua.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 6
Nước dâng cũng khiến 1.700 ha lúa tại huyện Gia Viễn bị ngập, trong đó có 200 ha mất trắng.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 7
Ông Đào (63 tuổi) cho biết dù lúa còn xanh nhưng ông vẫn phải cố gặt vì để ngoài đồng sẽ mất trắng. Nhà ông có hơn một mẫu ruộng nhưng chỉ có hai vợ chồng gặt. Từ hôm qua đến nay mới được hơn một sào vì vừa gặt vừa mò nên rất chậm.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 8
Một người dân ở xã Gia Tân đã xếp hết đồ đạc lên thuyền, chỉ chờ lũ lên là chạy. 
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 9
Khu vực ven sông Đáy cũng lâm vào cảnh tương tự. Người dân ở xã Gia Thanh cho biết nước sông lên quá nhanh vào đêm qua khiến họ không kịp trở tay.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 10
Những ngôi nhà ven sông chịu cảnh sống chung với nước. Hiện họ chỉ có thể di chuyển bằng thuyền.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 11
Ngôi nhà của người phụ nữ này ở trên cao song bà không thể bước xuống sân vì nước ngập lên đến cổ. Hôm qua, bà đã phải bơm chiếc xăm ôtô này để làm phương tiện di chuyển.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 12
Bà Ngoãn (xã Gia Thanh, Gia Viễn) đang di chuyển đàn vịt vào trong đê vì bên ngoài không còn chỗ nào cho chúng trú ngụ.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 13
Các tài sản có giá trị được mọi người di chuyển lên cao để tránh bị ngập. Một số người cũng đã đến nhà người thân phía trong đê ở tạm.
Canh nuoc ngap tan noc nha o Ninh Binh hinh anh 14
Ông Phạm Hữu Đô, xã Gia Thanh, Gia Viễn cho biết mọi năm nước chỉ lên đến sân nhưng năm nay đã ngập vào tận trong nhà. Hai ông bà đành kê ghế lên ngủ tạm để trông coi tài sản.

Việt Hùng